4 Cách chữa trị hăm bỉm cho trẻ sơ sinh bằng nguyên liệu thiên nhiên hiệu quả, đơn giản tại nhà

Trẻ bị hăm bỉm luôn là vấn đề quan tâm và lo lắng của các bậc cha mẹ, bởi hăm bỉm thường hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc do khó chịu đau rát. Mẹ có thể đút túi một trong những cách chữa hăm bỉm cho trẻ sơ sinh dưới đây, để áp dụng cho bé yêu nhà mình, khi có các triệu chứng hăm bỉm nhé!

Theo đông y, lá khế được xếp vào loại cây thuốc nam tự nhiên, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, sát trùng hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế là khế được rất nhiều mẹ áp dụng để trị hăm cho bé. Các bước điều trị hăm tã bằng lá khế:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1 nắm lá khế xanh (20g), ¼ thìa muối (khoảng 5 hạt gạo), 1 khăn sạch
  • nước sạch.
  • Bước 2: Ngâm lá khế trong nước muối loãng khoảng 10-15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Bước 3: Giã nhỏ lá khế rồi đun sôi với 1,5 lít nước và 1/4 thìa cà phê muối đã chuẩn bị trước. Chờ nước nguội mẹ hãy chắt lấy nước khế (bỏ bã).
  • Bước 4: Lấy khăn sạch thấm khô nước lá khế, rửa nhẹ nhàng vùng bị hăm ngứa (khoảng 5 phút), sau đó rửa lại bằng nước sạch và thấm khô bằng khăn mềm.

Mẹ nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày, khi thay tã bỉm cho để đạt được hiệu quả.

Nước lá khế nên dùng ngay, không để qua đêm hoặc pha loãng, nếu không sẽ mất tác dụng trị hăm.

Sử dụng lá khế tắm cho bé giúp cải thiện tình trạng hăm bỉm hiệu quả

Trà Shan Tuyết có chứa chất EGCG chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ da và hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả.

Chè Shan tuyết rất giàu “kháng sinh thực vật” giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chống lại các vi khuẩn gây hăm tã. Đồng thời, hoa trà còn chứa chất tanin có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo da và giúp vết thương nhanh lành. Đây được xem là cách chữa hăm bỉm cho trẻ sơ sinh hữu hiệu mà các mẹ hay áp dụng nhất cho con.

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1 nắm trà Shan tuyết tươi (20g), 1/2 thìa cà phê muối (5 gam)
  • nước sạch, khăn mềm.
  • Bước 2: Ngâm lá trà Shan tuyết trong nước muối loãng khoảng 3-5 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Bước 3: Đun sôi 2 lít nước, cho lá trà vào đun khoảng 10 phút. Chờ cho đến khi nước ấm (khoảng 35 – 38 ° C) thì nhấc ra, sau đó lọc trà (bỏ lá).
  • Bước 4: Rửa sạch và massage nhẹ nhàng vùng da bị hăm bỉm cho bé bằng nước trà lá Shan tuyết, sau đó thấm khô bằng khăn mềm (không cần rửa lại với nước).

Mẹ nên thực hiện mỗi ngày một lần sau khi tắm cho bé. Mẹ không nên nấu quá kỹ để giữ nguyên dược chất trong chè. Bạn có thể dùng lá khô thay vì lá chè tươi để pha trà và rửa vùng da bị hăm tã cho bé.

Trong quả mướp đắng có chứa nhiều glycosid, vitamin B, C, betaine, protein,… Có tác dụng làm sạch và sát khuẩn vùng da bị hăm do hăm tã, nhanh chóng ổn định tình trạng hăm tã của trẻ. Cách trị hăm tã bằng mướp đắng:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 2-3 quả mướp đắng non, 2 lít nước sạch và khăn lông mềm.
  • Bước 2: Ngâm mướp đắng trong nước muối nhạt khoảng 5 – 7 phút, rửa sạch, bỏ hạt, thái miếng.
  • Bước 3: Đun sôi 2 lít nước, cho mướp đắng vào nấu khoảng 10 phút. Để nguội khoảng (35 – 38 ° C), sau đó để ráo và loại bỏ cặn.
  • Bước 4: Rửa và massage nhẹ nhàng vùng hăm tã cho bé bằng nước mướp đắng, sau đó thấm khô bằng khăn mềm (không rửa lại bằng nước thường).

Mỗi ngày mẹ hãy thực hiện một lần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mẹ cần lưu ý không nên áp dụng cách này khi vùng bị hăm có dấu hiệu sưng tấy, nổi mụn mủ, trầy xước,… Vì có thể dẫn đến sai lầm và làm tình trạng của bé trở nên trầm trọng hơn.

Trong mướp đắng có các thành phần vitamin B, glycosid có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả

Nước lá chè xanh có chứa các thành phần tanin và polyphenol có tính sát khuẩn mạnh, giúp làm sạch và phục hồi tổn thương ở vùng da bị hăm tã của trẻ. Đồng thời, các thành phần vitamin B1, B2, vitamin C trong trà xanh còn giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng cho da. Cách trị hăm bỉm bằng trà xanh:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1 nắm lá chè xanh tươi (100g), 1 lít nước sạch, 1 thìa cà phê muối (5 gam) và khăn lông mềm.
  • Bước 2: Lá chè rửa sạch rồi ngâm với nước + ½ thìa muối khoảng 5 – 7 phút để làm sạch lá chè.
  • Bước 3: Cho lá chè và ½ thìa muối vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Sau đó, đợi nhiệt độ nước (35 – 38 ° C) thì chắt nước (bỏ bã).
  • Bước 4: Rửa sạch vùng bị hăm bằng khăn mềm thấm nước trà hoặc tắm cho trẻ sau khi đã pha loãng.

Mẹ nên chú ý không sử dụng trên vùng bị hăm lở loét, có mủ, vì trà xanh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho những vùng da này.

Mẹ nên chọn bỉm đảm bảo chất lượng để hạn chế tình trạng hăm ngứa

Trên đây là 4 cách chữa hăm bỉm cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản, mong rằng sẽ bổ ích đến mẹ. Ngoài ra để hạn chế tình trạng hăm bỉm mẹ nên lựa chọn bỉm phù hợp với con. Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin về bỉm tại:

Công Ty TNHH Ngọc Gold

Để lại một bình luận

Hỗ trợ 24/7